K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trên cơ sở văn bản sau, viết lại thành một bài văn biểu cảm.KẸO MẦM  Mỗi sáng mẹ tôi gỡ tóc bằng cái lược thưa gỗ vàng vàng, thế nào rồi cũng có ít tóc rối. Mẹ vo vo giắt nó lên đòn tay chỗ mái hiên nhà. Rồi chị tôi cũng làm thế, bắt chước mẹ cũng gỡ tóc, vo vo giắt mái tóc rối lên chỗ ấy.  Thỉnh thoảng trên đường làng có bà cụ rao to: “Ai tóc rối đổi kẹo không?”. Một...
Đọc tiếp

Trên cơ sở văn bản sau, viết lại thành một bài văn biểu cảm.

KẸO MẦM

  Mỗi sáng mẹ tôi gỡ tóc bằng cái lược thưa gỗ vàng vàng, thế nào rồi cũng có ít tóc rối. Mẹ vo vo giắt nó lên đòn tay chỗ mái hiên nhà. Rồi chị tôi cũng làm thế, bắt chước mẹ cũng gỡ tóc, vo vo giắt mái tóc rối lên chỗ ấy.

  Thỉnh thoảng trên đường làng có bà cụ rao to: “Ai tóc rối đổi kẹo không?”. Một bên thúng là mảnh chai vỡ đồng nát, lông vịt, tóc rối,… còn bên kia chỉ có cái niêu đất, đúng hơn là một cái ang, cái liễn đựng một thứ kẹo mà bất cứ một đứa trẻ nào cũng phải mê.

  Bà cụ lấy kẹo lên bằng chiếc đũa cả, quấn vào đầu que, thật khéo, kẹo cứ lồng khồng, trông rất nhiều, nhưng cho vào miệng nó xẹp lại chỉ còn tí tẹo. Bà cụ đưa kẹo cho chúng tôi, đổi lại nắm tóc rối của bà, của mẹ hay của chị.

  Tóc rối bán bà cụ không mua, mua kẹo bà cụ không bán, chỉ đổi thôi. Thế là mỗi lần bà cụ qua ngõ, tôi lại kiễng chân, với tay lên chỗ mái hiên… Mẹ bảo đó là kẹo mầm làm bằng mầm cây mạ, mầm thóc, hoàn toàn không có đường mật gì cả.Nhưng sao nó ngọt thế, hơn cả kẹo bột, kẹo bi.

  Mẹ tôi đã mất. Chị tôi đi lấy chồng xa…

  Cứ mỗi lần có ai đi qua rao lên: “Ai đổi kẹo”, tôi lại tưởng như thấy mẹ tôi ngồi đầu hè gỡ tóc bằng cái lược gỗ màu vàng vàng, đầu mẹ nghiêng nghiêng, sóng tóc đổ dài một bên vai, và rồi mẹ vuốt cái lược, vo vo nắm tóc, giắt nó lên mái hiên nhà…

  Que kẹo mầm tuổi thơ… Mẹ ơi…. Còn có bao giờ con được thấy mẹ ngồi gỡ tóc như thế nữa.

(Theo Băng Sơn).

1
1 tháng 4 2017

Kẹo mầm là món quà quý giá của tuổi thơ. Mỗi buổi sáng sớm, mẹ tôi thường ngồi gỡ tóc bằng chiếc lược gỗ, sau đó tóc rối được dắt lên mái hiên nhà, theo đó chị tôi cũng bắt chước mẹ. Thỉnh thoảng có bà cụ đi qua rao lớn “ai tóc rối đổi kẹo không. Mỗi lần bà đi qua ngõ, tôi lại lấy tóc rối mang đi đổi kẹo. Kẹo được làm từ mầm mạ non và mạch nha, nhưng rất ngọt. Mỗi lần nghe tiếng rao “đổi kẹo”, tôi âm thầm nhớ mẹ.

15 tháng 2 2020

a.Thế là mỗi lần bà cụ qua ngõ/, tôi/ lại kiễng chân lên chỗ mái hiên...

     TN                                           CN          VN

b.rồi chị tôi/ cũng làm thế,chị /bắt chước mẹ gỡ tóc, vo vo giắt mớ tóc rối lên chỗ ấy.

         CN1        VN1            CN2        VN2

15 tháng 2 2020

Câu a là câu ghép

a) CN 1 : Bà cụ ; VN 1 :  qua ngõ   ;    CN2: Tôi ;  VN2 : lại kiễng chân ... mái hiên...

b) CN: Chị  ; VN:Bắt chước .... chỗ ấy

Trên cơ sở văn bản Kẹo mầm (Băng Sơn), em hãy viết lại thành một bài văn biểu cảm. KẸO MẦM Mỗi sáng mẹ tôi gỡ tóc bằng cái lược thưa gỗ vàng vàng, thế nào rồi cũng sẽ có một ít tóc rối. Mẹ vo vo giắt nó trên đòn tay chỗ mái hiên nhà. Rồi chị cũng làm thế, bắt chước mẹ cũng gỡ tóc, vo vo giắt mớ tóc rối lên chỗ ấy. Thỉnh thoảng trên đường làng có bà cụ rao to : " Ai tóc rối đổi kẹo...
Đọc tiếp

Trên cơ sở văn bản Kẹo mầm (Băng Sơn), em hãy viết lại thành một bài văn biểu cảm.

KẸO MẦM

Mỗi sáng mẹ tôi gỡ tóc bằng cái lược thưa gỗ vàng vàng, thế nào rồi cũng sẽ có một ít tóc rối. Mẹ vo vo giắt nó trên đòn tay chỗ mái hiên nhà. Rồi chị cũng làm thế, bắt chước mẹ cũng gỡ tóc, vo vo giắt mớ tóc rối lên chỗ ấy.
Thỉnh thoảng trên đường làng có bà cụ rao to : " Ai tóc rối đổi kẹo không ? ". Một bên thúng mà mảnh chai vỡ đồng nát, lông vịt, tóc rối ... còn bên kia chỉ có cái niêu đất, đúng hơn là một cái ang, cái liễn đựng một thứ kẹo mà bất cứ một đứa trẻ nào cũng phải mê.
Bà cụ lấy kẹo lên bằng chiếc đữa cả, quấn vào đầu que, thật khéo, kẹo cứ lồng khộng, trông rất nhiều, nhưng cho vào miệng nó xẹp lại chỉ còn tí tẹo. Bà cụ đưa kẹo cho chúng tôi, đổi lại nắm tóc rối của bà, của mẹ, hay của chị.
Tóc rối bán bà cụ không mua, mua kẹo bà cụ không bán, chỉ đổi thôi. Thế là mỗi lần bà cụ qua ngõ, tôi lại kiễng chân, với tay lên chỗ mái hiên... Mẹ bảo đó là kẹo mầm bằng cây mạ, mầm thóc, hoàn toàn không có đường mật gì cả. Nhưng sao nó ngọt thế, hơn cả kẹo bột, kẹo bi.
Mẹ tôi đã mất. Chị tôi lấy chồng xa...
Cứ mỗi lần có ai đi qua rao lên : " Ai đổi kẹo ", tôi lại tưởng tượng như thấy mẹ tôi ngồi đầu hè gỡ tóc bằng cái lược gỗ màu vàng vàng, đầu mẹ nghiêng nghiêng, sóng tóc đổ dài một bên vai, và rồi mẹ vuốt cái lược, vo vo nắm tóc, giắt nó lên mái hiên nhà...
Que kẹo mầm tuổi thơ....Mẹ ơi...Còn có bao giờ con được thấy mẹ ngồi gỡ tóc như thế nữa.

(Tác giả : Băng Sơn)

1
9 tháng 11 2017

Thế này được hông bạn:

Mẹ tôi đã khuất xa, chị gái tôi cũng đi lấy chồng. Giờ đây, trước hiên nhà thân thuộc, nghe tiếng rao vang xa ngoài phía cổng “Ai đổi kẹo”, trong lòng tôi bống trào dâng những kí ức tuổi thơ ngọt ngào với món quà ngọt thơm dòng sữa gạo “kẹo mầm”.

Nỗi buồn lặng lẽ ấy đưa tôi trở về ngày mẹ còn sống. Tôi còn nhớ như in hình ảnh mẹ ngồi gỡ tóc bằng cái lược thưa gỗ vàng. Đầu mẹ nghiêng nghiêng, sóng tóc đổ dài một bên vai, tay cầm lược chải dọc theo mái tóc, mềm mại như múa, thỉnh thoảng mẹ dừng lại vuốt những sợi tóc rụng theo lược, vo thành nắm nhỏ, giắt nó lên mái hiên nhà. Rồi chị tôi khi lớn lên, mái tóc cũng dài như mẹ, cũng lại chải đầu gỡ tóc rối, vo lại và giắt lên mái hiên nhà.
Lúc bấy giờ tôi còn là một cậu bé học cấp I,cứ tan học là đeo vội cái cặp sách đan bằng cói rồi ba chân bốn cẳng chạy về nhà, gọi toáng lên từ ngõ: “Mẹ ơi, con về rồi”. Thỉnh thoảng trên đường về, tôi lại thấy bà cụ quẩy đôi quang thúng đi đổi kẹo lấy đồng nát, vỏ chai, lông vịt, tóc rối,... Gọi là kẹo, nhưng thực chất chỉ là mạch nha làm bằng mầm cây mạ, mầm thóc, hoàn toàn không có đường mật gì. Thứ đó gọi là Kẹo mầm.
Nghe tiếng rao của bà đổi kẹo, bọn trẻ con chúng tôi dỏng tai lên nghe và vọi vàng về nhà bắc cái ghế đẩu trèo lên, đưa tay vào những khe tàu lá cọ, moi ra những búi tóc rối mang đi đổi kẹo. Sau đó, bọn trẻ con ngồi vây quanh bà hàng kẹo mầm, xừa xem vừa hồi hộp chờ đến lượt mình. Bà lấy nồi kẹo mầm ra và một nắm que tăm để lên mẹt. Đôi tay bà nhanh thoăn thoắt, tay trái cầm que tăm còn tay phải bà véo kẹo, kéo dài sợi kẹo từ trong nồi ra. Những sợi kẹo xù trên đầu que tăm như một bối bòng bong. Trong xù to như một bông hoa mẫu đơn, tưởng có thể ăn suốt cả ngày không hết. Nhưng chỉ cần đưa vào mồm ngậm lại là những sợi kẹo dính vào với nhau, chỉ còn to bằng quả táo nhỏ. Đặt cái kẹo tròn vo, lồng phồng lên lưỡi, lần nào tôi cũng cảm nhận được mùi thơm mát và ngọt lịm của Kẹo mầm.

Quê hương tôi giờ đây đã thay đổi rất nhiều, trẻ con cũng không còn mong ngóng những tiếng rao đổi kẹo, đổi kem. Nhưng mỗi khi nghe tiếng rao lanh lảnh ngoài ngõ: “Quạt điện, bàn là, ti vi, tủ lạnh hỏng ba... án”, tôi lại nhớ về những sợi kẹo vàng óng cuộn tròn trên que tăm, dịu ngọt, mát lành trên đầu lưỡi, thứ kẹo gắn liền tuổi thơ tôi đơn sơ mà ấm áp với làng quê yên ả, với mái tóc và vòng tay che chở của mẹ.

Bà tôiBà tôi ngồi cạnh tôi, chải đầu. Tóc bà đen và dày kì lạ, phủ kín cả hai vai, xõa xuống ngực, xuống đầu gối. Một tay khẽ nâng mớ tóc lên và ướm trên tay, bà đưa một cách khó khăn chiếc lược thưa bằng gỗ vào mớ tóc dày. Giọng bà trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông. Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi dễ dàng, và như những đóa hoa, cũng dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống. Khi bà...
Đọc tiếp

Bà tôi
Bà tôi ngồi cạnh tôi, chải đầu. Tóc bà đen và dày kì lạ, phủ kín cả hai vai, xõa xuống ngực, xuống đầu gối. Một tay khẽ nâng mớ tóc lên và ướm trên tay, bà đưa một cách khó khăn chiếc lược thưa bằng gỗ vào mớ tóc dày. 
Giọng bà trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông. Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi dễ dàng, và như những đóa hoa, cũng dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống. Khi bà mỉm cười, hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả, đôi mắt ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui. Mặc dù trên đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn, khuôn mặt của bà tôi hình như vẫn tươi trẻ.

- Người bà trong bài văn có nét gì chung của các cụ già? Nét nào là riêng biệt, chỉ có ở người bà của tác giả?
- Những chi tiết, đặc điểm được tác giả chọn tả để lại cho em ấn tượng thế nào về người bà?

1
11 tháng 11 2017

-nét chung: trên đôi má ngăm ngăm có nhiều nếp nhăn

nét riêng: tóc đen dày;giọng trầm bổng,ngân nga; khi cười đôi con ngươi đen sẫm nở ra,long lanh,dịu hiền khó tả;đôi mắt ánh lên những tia sáng ấm áp ,tươi vui

-người bà cùa tác giả rất đẹp,và nhìn lên đôi mắt chứng tỏ bà rất hiền

 (mình đang cần gấp , nhanh nha )Bà tôiBà tôi ngồi cạnh tôi, chải đầu. Tóc bà đen và dày kì lạ, phủ kín cả hai vai, xõa xuống ngực, xuống đầu gối. Một tay khẽ nâng mớ tóc lên và ướm trên tay, bà đưa một cách khó khăn chiếc lược thưa bằng gỗ vào mớ tóc dày. Giọng bà trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông. Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi dễ dàng, và như những đóa hoa, cũng dịu dàng, rực...
Đọc tiếp

 

(mình đang cần gấp , nhanh nha )

Bà tôi
Bà tôi ngồi cạnh tôi, chải đầu. Tóc bà đen và dày kì lạ, phủ kín cả hai vai, xõa xuống ngực, xuống đầu gối. Một tay khẽ nâng mớ tóc lên và ướm trên tay, bà đưa một cách khó khăn chiếc lược thưa bằng gỗ vào mớ tóc dày. 
Giọng bà trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông. Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi dễ dàng, và như những đóa hoa, cũng dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống. Khi bà mỉm cười, hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả, đôi mắt ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui. Mặc dù trên đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn, khuôn mặt của bà tôi hình như vẫn tươi trẻ.

- Người bà trong bài văn có nét gì chung của các cụ già? Nét nào là riêng biệt, chỉ có ở người bà của tác giả?
- Những chi tiết, đặc điểm được tác giả chọn tả để lại cho em ấn tượng thế nào về người bà?

 

1
9 tháng 11 2017

lên mạng gõ đề của bài này ra tập làm văn tuần mấy lớp mấy rồi nó sẽ ra

10 tháng 1 2021

 ''cây lược ấy chưa chải lên mái tóc của con, nhưng nó nhưng gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh'' vì khi vào chiến trường ,người cha luôn ân hận vì đã chót đánh con.Đây là sợi dây gắn kết tc của 2 cha con và nuôi hi vọng 1 ngày người cha đc tận tay trao cho con chiếc lược quý giá này .Lòng yo nhớ con đã biến người chiến sĩ trở thành một người nghệ nhân -nghệ nhân chỉ sáng tạo ra một tác phẩm duy nhất trên đời .Vì vậy ,chiếc lược ngà đã kết tinh trong nó tình phụ tử mộc mạc mà đằm thắm ,sâu xa ,đơn sơ mà kì diệu.

24 tháng 11 2017

đây là lớp 5 mà

8 tháng 4 2018

lớp  tập một mà có phải lớp 4 đâu?

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi : Bà tôi ngồi cạnh tôi, chải đầu. Tóc bà đen láy và dày kì lạ, phủ kín cả 2 vai, xõa xuống ngực, xuống đầu gối. Một tay khẽ nâng mớ tóc lên và ướm trên tay, bà đưa 1 cách khó khăn chiếc lược thưa bằng gỗ vào mớ tóc dày.Giọng bà trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông. Nó khắc sâu và trí nhớ tôi dễ dàng, và như những đóa hoa, cũng dịu dàng, rực...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi :

 Bà tôi ngồi cạnh tôi, chải đầu. Tóc bà đen láy và dày kì lạ, phủ kín cả 2 vai, xõa xuống ngực, xuống đầu gối. Một tay khẽ nâng mớ tóc lên và ướm trên tay, bà đưa 1 cách khó khăn chiếc lược thưa bằng gỗ vào mớ tóc dày.

Giọng bà trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông. Nó khắc sâu và trí nhớ tôi dễ dàng, và như những đóa hoa, cũng dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống. Khi bà mỉn cười, 2 con ngươi đen sẵm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả, đôi mắt ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui. Mặc dù trên đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn, khuân mặt bà tôi hình như vẫn tươi trẻ.

Câu hỏi 

1.Xác đinh phương thức biểu đạt chính của đoan trích ?

2.Nêu nội dung chính của đoạn trích?

2
8 tháng 4 2018

1. miêu tả

2.tả lại bà của tác giả

8 tháng 4 2018

Bạn có thể ghi nội dung dài hơn ko??

16 tháng 12 2022

Cái này thì bn lên trên mấy trang mạng khác mà tham khảo chứ đừng lấy ở đây vì thứ nhất có những bn cx sẽ lấy trên nguồn trang khác, thứ hai bn lấy ý tưởng của người khác là ko đc và những trang khác đều có những từ ngữ, câu hay hơn, vd như: Vietjack, loigiaihay,.......mik cx hay tham khảo ở đó lắm hoặc bn cs thể mua sách tham khảo đọc bn ạ :3

(Mik chỉ góp ý thui nha)

17 tháng 12 2022

I. Mở bài

Nêu lên đối tượng: Chiếc áo dài Việt Nam

VD: Trên thế giới, mỗi Quốc gia đều có một trang phục của riêng mình. Từ xưa đến nay, chiếc áo dài đã trở thành trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam.

(*) Nguồn gốc, xuất xứ

  • Không ai biết chính xác áo dài có từ bao giờ
  • Bắt nguồn từ áo tứ thân Trung Quốc
  • Căn cứ vào sử liệu, văn chương, điêu khắc, hội họa, sân khấu dân gian.....chúng ta đã thấy hình ảnh tà áo dài qua nhiều giai đoạn lịch sử
    • Tiền thân của áo dài VN là chiếc áo giao lãnh, hơi giống áo từ thân, sau đó qua lao động, sản xuất chiếc áo giao lãnh mới được chỉnh sửa để phù hợp với đặc thù lao động => áo tứ thân và ngũ thân.
    • Người có công khai sáng là định hình chiếc áo dài Việt Nam là chúa Nguyễn Phúc Khoát. Chiếc áo dài đầu tiên được thiết kế tại thời điểm này là sự kết hợp giữa váy của người Chăm và chiếc váy sườn xám của người trung hoa.... Bởi vậy áo dài đã có từ rất lâu.

(*) Hiện tại

  • Tuy đã xuất hiện rất nhiều những mẫu mã thời trang, nhưng chiếc áo dài vẫn giữ được tầm quan trọng của nó, và trở thành bộ lễ phục của các bà các cô mặc trong các dịp lễ đặc biệt..
  • Đã được tổ chức Unesco công nhận là một di sản Văn hóa phi vật thể, là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam.

(*) Hình dáng

  • Cấu tạo
    • Áo dài từ cổ xuống đến chân
    • Cổ áo may theo kiểu cổ Tàu, cũng có khi là cổ thuyền, cổ tròn theo sở thích của người mặc. Khi mặc, cổ áo ôm khít lấy cổ, tạo vẻ kín đáo.
    • Khuy áo thường dùng bằng khuy bấm, từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông.
    • Thân áo gồm 2 phần: Thân trước và thân sau, dài suốt từ trên xuống gần mắt cá chân.* Áo được may bằng vải một màu thì thân trước thân sau sẽ được trang trí hoa văn cho áo thêm rực rỡ.
    • Thân áo may sát vào form người, khi mặc, áo ôm sát vào vòng eo, làm nổi bật những đường cong gợi cảm của người phụ nữ.
    • Tay áo dài không có cầu vai, may liền, kéo dài từ cổ áo tới cổ tay.
    • Tà áo xẻ dài từ trên xuống, giúp người mặc đi lại dễ dàng, thướt tha, uyển chuyển.
    • Áo dài thường mặc với quần đồng màu hoặc màu trắng bằng lụa, satanh, phi bóng.... với trang phục đó, người phụ nữ sẽ trở nên đài các, quý phái hơn.
  • Thợ may áo dài phải là người có tay nghề cao, thợ khéo tay sẽ khiến áo dài khi mặc vào ôm sát form người.
  • Áo dài gắn liền tên tuổi của những nhà may nổi tiếng như Thuý An, Hồng Nhung, Mỹ Hào, ....., đặc biệt là áo dài Huế màu tím nhẹ nhàng…
  • Chất liệu vải phong phú, đa dạng, nhưng đều có đặc điểm là mềm, nhẹ, thoáng mát. Thường là nhiễu, voan, nhất là lụa tơ tằm
  • Màu sắc sặc sỡ như đỏ hồng, cũng có khi nhẹ nhàng, thanh khiết như trắng, xanh nhạt...Tùy theo sở thích, độ tuổi. Thường các bà, các chị chọn tiết đỏ thẫm…

(*) Áo dài trong mắt người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế

  • Từ xưa đến nay, áo dài luôn được tôn trọng, nâng niu.…
  • Phụ nữ nước ngoài rất thích áo dài

III. kết bài

cảm nghĩ của em về tà áo dài.